Hệ tọa độ xích đạo
Hệ tọa độ xích đạo

Hệ tọa độ xích đạo

Hệ tọa độ xích đạohệ tọa độ thiên văn được sử dụng nhiều cho các quan sát bầu trời từ Trái Đất.Nó là hệ tọa độ gắn bó chặt chẽ với hệ tọa độ địa lý, vì ở đây người ta sử dụng chung một mặt phẳng quy chiếu và chung các cực. Hình chiếu của xích đạo Trái Đất lên thiên cầu được gọi là thiên xích đạo hay xích đạo trời. Tương tự, chiếu các cực địa lý lên thiên cầu ta sẽ có thiên cực bắc và thiên cực nam.Có hai biến thể:1. Hệ góc giờ cố định so với Trái Đất giống như hệ tọa độ địa lý. Hai tọa độ trong hệ này là:2. Hệ xích kinh cố định so với các sao ở xa (thực ra không hẳn như vậy nếu tính đến các hiện tượng tiến độngchương động). Hai tọa độ trong hệ này là:Trong một đêm hoặc vài đêm, khi quan sát từ mặt đất, hệ xích kinh có vẻ xoay trên trời cùng với các sao. Điều này là do hệ xích kinh gần như cố định với nền sao, còn Trái Đất quay dưới bầu trời cố định.